Phản ứng và kết quả Trưng cầu dân ý Quốc gia Việt Nam 1955

Ba ngày sau cuộc bỏ phiếu, Diệm tuyên bố thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa, tự mình đảm nhận vị trí Thủ Trưởng[52] Ông nói "cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 [mà nhân dân Việt Nam] hăng hái tham gia là sự chấp thuận chính sách thi hành bấy lâu này và đồng thời mở ra kỷ nguyên mới cho tương lai đất nước."[48] Diệm nhắc lại rằng sẽ không tham gia cuộc bầu cử tái thống nhất toàn quốc, rằng vô ích, trừ phi "tự do chân thật" đâm chồi nảy lộc ở Bắc Việt cộng sản, làm giới quan sát Mỹ lo ngại về tấn công cộng sản ấn tượng.[62]

Cho rằng cuộc trưng cầu dân ý không hề có dị điểm,[56] chính phủ Mỹ tán dương Diệm là anh hùng "thế giới tự do".[47] Thượng nghị sĩ Mike Mansfield (Dân chủ-Montana) nói cuộc trưng cầu dân ý "phản ảnh nỗ lực tìm kiếm lãnh đạo lắng nghe yêu cầu [của nhân dân Việt Nam]... họ cảm thấy rằng Diệm có thể là lãnh đạo đó."[63] Mansfield từng là giáo sư Á sử trước khi tham chính, vì vậy quan điểm ông về Việt Nam có ảnh hưởng nhiều hơn và được các đồng nghiệp thượng nghị sĩ kính trọng.[64] Tài liệu lưu trữ về bàn luận chính sách cho thấy Mỹ quan tâm về hình ảnh tiêu cực mà lối chính trị chuyên chế, phi dân chủ của Diệm có thể dựng lên trong cộng đồng quốc tế hơn hậu quả với đoàn kết quốc gia.[65] Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ nói "nhân dân Việt Nam đã cất tiếng nói và chúng tôi tất nhiên công nhận quyết định."[63] Bộ chúc mừng dân Việt, rằng "Bộ ngoại giao hài lòng về việc cuộc trưng cầu dân ý, theo báo cáo, tiến hành một cách hiệu quả và trật tự và việc nhân dân Việt Nam phát dương quyết định của họ... chúng tôi trông mong quan hệ thân thiện của chính phủ Việt Nam với Mỹ tiếp tục."[66]

Phản ứng với thắng lợi Diệm của báo chí Mỹ phụ thuộc địa điểm,[46] báo Trung tây coi là thắng lợi cho dân chủ và khen tổng thống mới là chiến sĩ dân chủ. Tuy nhiên, theo tờ The New York Times thì mức độ thắng khiến "sự kiểm soát hành chính của Diệm nhìn phổ tại hơn so với vài nhà quan sát ở đây nghĩ,"[62] nhưng cũng miễn cưỡng gọi cuộc bỏ phiếu là "công cuộc dân chủ đúng đắn" và là "lễ kính trọng công khai cho một lãnh đạo cứng cỏi." Tờ Reader's Digest gọi cuộc trưng cầu là "sự ủng hộ đại chúng" và gán cho Diệm "đèn hiệu soi sáng đường cho nhân dân tự do."[63]

Thắng lợi của Diệm giáng đòn mạnh cho địa vị của Pháp tại Việt Nam, nước cựu thực dân đã thành lập Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại vào năm 1949;[62] Pháp liên tục phản đối Diệm cùng các chính sách, cố cản trở nhưng không thành công.[67] Giới truyền thông Mỹ coi thắng lợi của Diệm là dấu hiệu Mỹ sẽ là nước phương Tây duy nhất ở Việt Nam, vài người cảm thấy rằng sẽ cho phép Diệm hành quyền hiệu quả mà không có Pháp can thiệp, trong khi người khác thì lo ngại sẽ đặt gánh nặng quá lớn lên chính phủ Mỹ.[62] Giới truyền thông, ngoại giao Pháp xem kết quả như sự sỉ nhục, trước ngày bỏ phiếu quan chức Pháp dự đoán rằng Diệm sẽ giải tán Cao lệnh Pháp và dùng thắng lợi làm cơ sở không tham dự bầu cử tái thống nhất toàn quốc. Theo truyền thông Pháp, cuộc bỏ phiếu phi dân chủ và là kế hoạch phá hoại việc tái thống nhất quốc gia của Mỹ, nhưng Pháp sớm công nhận nước Cộng hòa Việt.[58]

Diệm cắt đứt quan hệ kinh tế với Pháp vào ngày 9 tháng 12 năm 1955 và rút khỏi Liên hiệp Pháp sau đó. Liên Xô lẫn Trung Quốc đều không phản đối công khai hành vi thành lập quốc gia mới ở Miền Nam Việt Nam của Diệm[68] nhưng không công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với chế độ của Diệm trong khi tiếp tục công nhận và duy trì quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, khi Diệm bị phế truấtám sát vào năm 1963, Pháp nhập khẩu 46.3% hàng hóa xuất khẩu và chiếm phần lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Cộng Hòa ,[69] văn hóa Pháp cùng tiếng Pháp vẫn giữ được ảnh hưởng rõ ràng.[69]

Tháng 1 năm 1956, không có cơ quan lập pháp và hiến pháp, Diệm dùng toàn quyền để giải tán Hội đồng cách mạng bằng cách tiến hành bố ráp cánh sát các thành viên, buộc những người từ Cao Đài và Hòa Hảo đã ủng hộ ủng phải chạy trốn; kết quả là họ phản Diệm.[51]

Phía Đảng Lao động Việt Nam cho rằng:

Nhân dân miền Nam hiện nay đang sống dưới sự thống trị phát xít của Mỹ - Diệm. Chúng trơ tráo đưa ra những trò hề lừa bịp như trưng cầu ý dân, bầu cử quốc hội, lập hiến pháp, cải cách điền địa, hoặc nêu lên những khẩu hiệu trống rỗng: "tôn trọng nhân phẩm", "tự do dân chủ", "cải thiện đời sống". Nhưng kỳ thật, dưới ách cai trị và pháp luật của chúng, nhân dân miền Nam hằng ngày phải sống dưới những bàn tay đẫm máu. Đồn bốt đóng khắp nơi; lưới mật thám bủa dăng mọi ngả. Quân lính luôn luôn ruồng bố, bắn giết, coi tính mạng con người như cỏ rác. Bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới là công cụ thi hành chính sách quân phiệt, độc tài, phát xít của Mỹ và gia đình Ngô Đình Diệm. Quân đội, cảnh sát, quốc hội, bộ máy hành pháp, cơ quan ngôn luận đều do người của họ Ngô, thân thuộc hoặc tay sai nắm giữ. Chúng độc quyền cả chính trị, quân sự, kinh tế. Chúng muốn toàn thể nhân dân phải cúi đầu trước quyền uy của gia đình họ Ngô và đế quốc Mỹ...Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống lại chính quyền Mỹ - Diệm, đòi các quyền tự do, dân chủ, đòi bảo đảm tính mệnh, tài sản, đời sống vật chất và tinh thần của mình là điều tất nhiên phải xảy ra, không gì ngăn cản nổi.[70]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng cầu dân ý Quốc gia Việt Nam 1955 https://en.wikipedia.org/wiki/File:Major-general-l... https://en.wikipedia.org/wiki/File:LBJ_nhu.jpg http://www.sudd.ch/event.php?lang=en&id=vn011955 https://archive.org/details/vietnamdragonemb02butt https://escholarship.org/uc/item/629724zz https://archive.org/details/unset0000unse_f6q3 https://archive.org/details/vietnamtenthousa00macl https://archive.org/details/vietnamhistory0000karn... http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_conte... http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu...